Cờ bạc trên web | 888 casino website

  • EMAIL:
    [email protected]
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035
Thêu gia công tại Công ty TNHH XNK EMB Thúy An, huyện Giồng Trôm

Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035

(Cập nhật: 21/02/2023)
 Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 93 doanh nghiệp ngành công nghiệp Dệt May và Da Giầy đang hoạt động, chủ yếu là may gia công quần áo, khăn các loại, mũ giầy, túi xách bằng da và giả da,..., với sản lượng ngành Dệt May năm 2022 ước đạt 100 triệu sản phẩm và ngành Da Giầy  ước đạt 6,5 triệu sản phẩm. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt May năm 2022 ước đạt 653,889 triệu USD và ngành Da Giầy ước đạt 137,149 triệu USD.

Để triển khai thực hiện Quyết định số 1643/QĐ-TTg ngày 29/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da  Giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh, Sở Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền Chiến lược và phương án phát triển ngành Dệt May, Da Giầy trong Quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; hướng dẫn, quảng bá, xúc tiến thương mại trong lĩnh vực Dệt May và Da Giầy góp phần đạt mục tiêu Chiến lược đề ra; triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 02/2019/QĐ-UBND ngày 04/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bến Tre, trong đó có các ngành Dệt May và Da Giầy; tăng cường hỗ trợ về khuyến công để các doanh nghiệp, cơ sở ngành Dệt May và Da Giầy đầu tư đổi mới máy móc thiết bị trong sản xuất nhằm phù hợp với tình hình thực tế; triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 4374/KH-UBND ngày 27/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về xuất khẩu tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021 - 2025 nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm Dệt May, Da Giầy và các sản phẩm khác của tỉnh; tăng cường phổ biến kiến thức Hội nhập kinh tế quốc tế cho các doanh nghiệp, cơ sở ngành công nghiệp Dệt May và Da Giầy trên địa bàn tỉnh; tranh thủ sự hướng dẫn và hỗ trợ của 888 casino website, các Bộ, ngành Trung ương để phát triển ngành công nghiệp Dệt May, Da Giầy, ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp này; làm đầu mối theo dõi, tổng hợp thông tin từ các sở, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong lĩnh vực Dệt May và Da Giầy để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, đề xuất các giải pháp triển khai thực hiện Chiến lược phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, cũng cần sự phối hợp triển khai thực hiện của các sở, ngành tỉnh, địa phương, đơn vị có liên quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương xúc tiến, thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực Dệt May, Da Giầy phù hợp với Quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch, kế hoạch khác có liên quan, trong đó chú trọng các dự án có công nghệ tiên tiến, dự án công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho ngành Dệt May và Da Giầy kết nối với các doanh nghiệp trong nước, hình thành liên kết trong chuỗi giá trị vào các khu, cụm công nghiệp. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho người lao động, góp phần cung ứng nguồn nhân lực cho ngành Dệt May và Da Giầy. Dự báo nguồn nhân lực của địa phương đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp, cơ sở ngành Dệt May và Da Giầy.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: bám sát quan điểm, mục tiêu, định hướng và các giải pháp của Chiến lược nêu trên; các quy hoạch, kế hoạch có liên quan và tình hình thực tế của địa phương,… để cụ thể hóa, lồng ghép thực hiện nhiệm vụ vào các chương trình, kế hoạch nhằm góp phần thực hiện tốt Chiến lược; tăng cường thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp; tạo mọi điều kiện thuận lợi về đất đai, giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án đầu tư ngành Dệt May và Da Giầy theo định hướng của Chiến lược và Quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt; đầu tư hoàn thiện công trình bảo vệ môi trường trong các cụm công nghiệp nhằm đảm bảo hoạt động công nghiệp nói chung và công nghiệp Dệt May và Da Giầy nói riêng. Thường xuyên theo dõi, đồng hành cùng các doanh nghiệp, cơ sở để tham mưu tháo gỡ khó khăn, đề xuất hỗ trợ kịp thời nhằm phát triển thành chuỗi sản xuất may mặc trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực Dệt May và Da Giầy hiện có trên địa bàn trong việc tuyển dụng, đào tạo, quản lý lao động; phòng chống cháy nổ; tăng cường  kiểm tra, kiểm soát việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Quan trọng nhất là các đơn vị sản xuất trong ngành Dệt May và Da Giầy phải đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị trong sản xuất; chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về lao động, tiền lương, phòng chống cháy nổ và các quy định khác có liên quan. Chủ động tiếp cận các chính sách, đề xuất các nội dung hỗ trợ theo quy định. Xây dựng chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường; đầu tư, nâng cao năng lực marketing; chủ động, tích cực theo dõi diễn biến thị trường, tiếp cận khách hàng; chú trọng xây dựng các tiêu chuẩn sản phẩm phù hợp với thông lệ quốc tế để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình xuất khẩu. Tăng cường chuyển đổi số trong quản lý và các hoạt động sản xuất; liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, tham gia vào các hiệp hội Dệt May và Da Giầy. Tích cực tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, phát triển mạng lưới bán hàng; xây dựng hình ảnh của ngành Dệt May và Da Giầy trên thị trường trong nước và quốc tế. Tích cực tham gia và thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Người  Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”./.
Tin, ảnh: Hà – P.QLCN