Cờ bạc trên web | 888 casino website

  • EMAIL:
    [email protected]
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403

Kế hoạch Khắc phục hạn chế sau đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022

(Cập nhật: 03/01/2024)
Thực hiện quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2018, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức rà soát, thẩm tra báo cáo tự đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2022 của các địa phương, theo đó tỉnh Bến Tre đạt 69,85/100 điểm. Theo kết quả thẩm tra của Thanh tra Chính phủ, tỉnh có một số tiêu chí đạt điểm cao cần phát huy và giữ vững; một số tiêu chí còn hạn chế và đạt điểm chưa cao. Do đó, nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế sau đánh giá công tác PCTN năm 2022; tổ chức thực hiện các biện pháp PCTN, tiêu cực, gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCTN tại đơn vị. Đồng thời, nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ công chức, viên chức (CC,VC) và người lao động trong việc thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng; xác định các biện pháp khắc phục trong công tác PCTN trong thời gian tới. Sở Công Thương đã ban hành Kế hoạch số 2959/KH-SCT ngày 19/12/2023 về việc khắc phục hạn chế sau đánh giá công tác PCTN năm 2022. Các biện pháp khắc phục cụ thể như sau:
 
Thứ nhất, phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức, khu vực ngoài nhà nước: Nghiên cứu lồng ghép công tác phòng ngừa tham nhũng đối với các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước vào chương trình thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp hàng năm. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử, việc thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch, cơ chế kiểm tra nội bộ phòng ngừa xung đột lợi ích và ngăn chặn các hành vi tham nhũng nhằm xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh.

Thứ hai, việc phát hiện các hành vi tham nhũng: Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý đơn thư, giải quyết tố cáo, nhằm phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, các hành vi tham nhũng nói riêng.

Thứ ba, việc xử lý các hành vi tham nhũng: Xử lý kỷ luật về đảng, xử lý hành chính đối với tổ chức do để xảy ra tham nhũng. Quá trình thanh tra, kiểm tra, điều tra, nếu phát hiện hành vi vi phạm hành chính về tham nhũng phải thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, kiểm soát xung đột lợi ích: Kiểm soát xung đột lợi ích trong thực hiện nhiệm vụ, xử lý xung đột lợi ích khi có phát sinh. Xây dựng kế hoạch, tiến hành rà soát, kiểm soát, xử lý kịp thời xung đột lợi ích theo quy định (tại Điều 23 Luật PCTN năm 2018 và quy định tại đối với các trường hợp xung đột lợi ích xảy ra trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy hoặc triển khai thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

Thứ năm, việc thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc: Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 3753/KH-UBND của UBND tỉnh ngày 01/8/2019 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ (thể hiện trong kế hoạch PCTN, tiêu cực hàng năm). Tập trung vào việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, CC,VC nhằm ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.

Thứ sáu, việc thu hồi tiền, tài sản tham nhũng: Tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các giải pháp đã nêu trong Kế hoạch số 6604/KH-UBND ngày 13/10/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 78-KH/TU ngày 11/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Thứ bảy, việc xử lý hành vi khác vi phạm pháp luật về PCTN: Thực hiện nghiêm các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; định kỳ tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị; quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn; xung đột lợi ích; chuyển đổi vị trí công tác; các vi phạm đối với người kê khai tài sản, thu nhập và xử lý hành vi vi phạm khác trong kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm phát hiện các hành vi vi phạm. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định.

Trên cơ sở kế hoạch này, Lãnh đạo Sở đã yêu cầu Thủ trưởng các phòng, đơn vị trực thuộc triển khai đến toàn thể CC,VC và người lao động thực hiện có hiệu quả; đồng thời có trách nhiệm thường xuyên giám sát nhằm phát hiện các hành vi có dấu hiệu tham nhũng, kịp thời ngăn chặn, chấn chỉnh và xử lý theo quy định pháp luật; phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả việc đánh giá công tác PCTN năm 2023 và những năm tiếp theo./.
Tác giả: Kim Xuyến – TT Sở