Cờ bạc trên web | 888 casino website

  • EMAIL:
    [email protected]
  • ĐIỆN THOẠI:
    0275.3822 365- 3822 251
  • ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC:
    Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến thương mại
    0275.6281888 - 0275.3822403
Đề án Phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030, bài 1: Đưa cây dừa trở thành cây công nghiệp chủ lực
Cây dừa được người trồng chăm sóc và liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ dừa nguyên liệu.

Đề án Phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030, bài 1: Đưa cây dừa trở thành cây công nghiệp chủ lực

(Cập nhật: 03/07/2023)

BDK - Đề án Phát triển cây công nghiệp Việt Nam đến năm 2030 đối với cây dừa đã khảo sát trên 9 tỉnh: 2 tỉnh miền Nam Trung Bộ, 7 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và thu thập số liệu thứ cấp tại các tỉnh khác. Dừa là 1 loại cây trồng đa dụng, đa giá trị. Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu dừa và các sản phẩm từ dừa đạt hơn 900 triệu USD và có tiềm năng rất lớn. Trong đó, Bến Tre là “thủ phủ” của dừa. Cùng với 5 loại cây khác là tiêu, điều, cà phê, chè, cao su, đề án sẽ trình Chính phủ công nhận cây dừa là cây công nghiệp.


Đôi nét về Lịch sử

Cây dừa gắn bó với đất Bến Tre từ rất lâu đời. Ngay từ cuối thế kỷ XIX, Bến Tre đã có khoảng 4 ngàn ha dừa. Đến năm 1930, diện tích tăng lên đôi chút, khoảng 6 ngàn ha. Đến những năm Đồng khởi, diện tích dừa bắt đầu phát triển mạnh đạt 20.834ha vào năm 1961. Do ảnh hưởng của chiến tranh, đến năm 1975, toàn tỉnh chỉ còn 16 ngàn ha dừa.

Sau ngày thống nhất đất nước, qua nhiều thăng trầm, diện tích dừa đạt 41.863ha vào năm 1990. Sau đó là thời kỳ suy thoái do giá cả thấp, nông dân phá bỏ vườn dừa để trồng các loại cây khác. Diện tích dừa còn 30.479ha vào năm 1997. Những năm sau đó, vườn dừa từng bước được khôi phục và phát triển mạnh. Năm 2010, dừa vượt mốc 50 ngàn ha và năm 2019 đạt 72.48ha, vượt qua mục tiêu đề ra 70 ngàn ha trong Chương trình phát triển ngành dừa đến năm 2020. Đến nay, diện tích dừa của tỉnh đang xấp xỉ 80 ngàn ha. Sản lượng gần 700 triệu trái/năm.

Diện tích dừa phát triển mạnh ở Bến Tre như ngày nay là nhờ sự quan tâm phát triển cho ngành dừa của lãnh đạo tỉnh và sự chuyển mình của công nghiệp chế biến từ cuối những năm 1990 và đầu năm 2000, nhất là sau khi có sự tham gia chế biến dừa của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài như Srilanka, Malaysia cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp tỉnh nhà trong tiếp cận với công nghệ chế biến tiên tiến của các nước đứng đầu với các sản phẩm chủ lực của ngành chế biến dừa trên thế giới: cơm dừa nạo sấy, nước cốt dừa, nước dừa đóng lon, sữa dừa, dầu dừa tinh khiết (VCO), than hoạt tính, chỉ thảm xơ dừa...

Ngành Dừa trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội888 casino website

Từ trước đến nay, dừa là 1 cây đa dụng, đa giá trị. Xuất khẩu ngành dừa của Việt Nam đạt hơn 900 triệu USD/năm và có tiềm năng rất lớn. Cùng với các tỉnh ĐBSCL, tỉnh đã phát triển rất nhiều mặt hàng có giá trị từ dừa.

Ngành dừa giải quyết nhiều lao động địa phương.

Ngành dừa giải quyết nhiều lao động địa phương.

Qua nghiên cứu của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích dừa cả nước đạt khoảng 194.286ha, tập trung tại các tỉnh duyên hải miền Trung và ĐBSCL, được xếp hàng thứ tư trong các cây công nghiệp lâu năm với diện tích trồng lớn, sau cao su, hồ tiêu, điều…

Trong đó, vùng ĐBSCL chiếm 88,1% diện tích dừa cả nước, với khoảng 171 ngàn ha. Các tỉnh có diện tích trồng dừa lớn lần lượt là: Bến Tre hơn 78 ngàn ha, Trà Vinh hơn 26 ngàn ha, Tiền Giang hơn 21,6 ngàn ha, Vĩnh Long hơn 10,5 ngàn ha, Kiên Giang hơn 6,1 ngàn ha.

Theo Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp Nguyễn Quang Dũng, ngành dừa là một trong những ngành hàng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy, ngành dừa Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển về sản phẩm và thị trường như: Nhóm trọng điểm là nước cốt dừa/bột sữa dừa, cơm dừa nạo sấy, nước dừa đóng lon/hộp và than hoạt tính; nhóm tiềm năng cao gồm dầu dừa/tinh dầu dừa, thạch dừa/mặt nạ thạch dừa, xơ dừa/các sản phẩm xơ dừa/mụn dừa; nhóm sản phẩm có thể phát triển là các sản phẩm như đồ uống - sữa dừa độ béo dưới 5%, bơ dừa và bánh quy bơ dừa.

Từ giá trị kinh tế do cây dừa mang lại, việc xây dựng Đề án Phát triển cây công nghiệp chủ lực của Việt Nam, trong đó có cây dừa đến năm 2030 là rất cần thiết.

Đa dạng công dụng

Dừa là một thành viên của loài cọ và với nhiều tên gọi là “Viên ngọc của vùng nhiệt đới”, “Cây của sự sống”, (“Cây thịnh vượng” và trong tiếng Phạn, Kalpa Vriksha được biết đến như là “Cây mang lại tất cả những gì cần thiết cho cuộc sống”). Khi được tôn vinh với những tên gọi mỹ miều đó, phần lớn các nhà nghiên cứu chỉ thể hiện ở khái niệm “Cây của 101 công dụng”. Cộng đồng dừa quốc tế, các nước trồng dừa lớn trên thế giới vẫn xem cây dừa là cây lương thực bền vững. Mọi bộ phận của cây dừa đều hữu ích cho nhân loại bao gồm rễ, thân, lá, vỏ, xơ, quả, nước, nhựa cây, dầu, sữa và cơm (thịt) dừa.

Từ chăm sóc da đến chất tẩy rửa gia dụng cao cấp, đồ chơi cho trẻ em, hàng may mặc và phụ kiện thời trang, trang trí nội thất, thảm, đồ dùng, giỏ, hộp tiện ích, bàn và ghế, thiết bị lọc dựa trên carbon và nhiên liệu diesel sinh học và hàng trăm sản phẩm khác thiết thực cho cuộc sống con người đều ít nhiều có nguồn gốc từ dừa... Hay nói khác đi, mọi bộ phận của cây dừa đều có thể tạo ra thu nhập.

Qua điều tra điển hình về thu nhập trong nông nghiệp, thu nhập từ dừa chiếm đến 72% cơ cấu thu nhập, trong khi thu nhập từ các cây trồng khác như lúa, chuối, mía, chanh... chỉ chiếm 7% trong tổng thu nhập. Chăn nuôi chỉ đóng góp 3% thu nhập… Thực tế cho thấy nếu nông dân chọn giống kỹ, chăm sóc tốt, biết áp dụng các biện pháp trồng xen, nuôi xen thích hợp trong vườn dừa, kết hợp với việc chế biến các phần của cây dừa thành các sản phẩm có giá trị cao tham gia thị trường, biến vườn dừa trở thành hệ sinh thái sản xuất nông nghiệp và kinh doanh nhiều loại sản phẩm trong vườn dừa để tận dụng tài nguyên đất, ánh sáng, nước, tay nghề lao động trong cộng đồng... thì hiệu quả kinh tế thu được từ vườn dừa rất cao. Nếu tính theo thời giá hiện nay, 1 ha dừa có trồng xen ca cao, chanh, bưởi, măng cụt, kiểng lá... mỗi năm có thể lãi 100 triệu đồng/ha hoặc cao hơn.

“Cùng với 5 loại cây khác là tiêu, điều, cà phê, chè, cao su thì Đề án Phát triển cây công nghiệp chủ lực Việt Nam sẽ trình Chính phủ công nhận cây dừa là cây công nghiệp chủ lực quốc gia”, Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp Nguyễn Quang Dũng khẳng định.

Trước những tiềm năng, lợi thế và thực tế, xu hướng phát triển ngành dừa trong nước và thế giới, trong tháng 6 qua, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chọn Bến Tre - “thủ phủ” dừa của quốc gia để tổ chức hội thảo xây dựng Đề án Phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030 đối với cây dừa.

Ngành dừa Việt Nam đang đứng thứ 4 về tổng giá trị trên thị trường dừa thế giới. Việt Nam cũng là nước xuất khẩu các sản phẩm từ dừa lớn thứ 4 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Diện tích hiện có hơn 194 ngàn ha, Việt Nam đang xếp vị trí thứ 5 châu Á và là một trong những quốc gia có năng suất dừa cao nhất trên thế giới.
Nguồn: Bentre.skyanide.com